XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT

1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Chất thải nguy hại phát sinh ngày càng nhiều trong hoạt động hàng ngày và trong quá trình sản xuất. Vào đầu thập niên 70 cho đến nay, khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, thì phát sinh ngày càng nhiều chất thải gây nguy hại cho môi trường.
Tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm mỗi nước là khác nhau nên hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại. Vậy chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường.
Vì vậy chúng ta phải có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý chất thải nguy hại để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.


Chất thải nguy hại

2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI

Chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành 4 nguồn thải phát sinh chất thải nguy hại như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay cylene...)
- Từ hoạt động nông nghiệp (như sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)
- Từ hoạt động thương mại (như quá trình nhập - xuất các loại hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng...)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (như pin, bóng đèn huỳnh quang, acquy...)
Trong đó, hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất, và còn phụ thuộc vào loại ngành công nghiệp.

3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Có nhiều phương pháp và công nghệ xử lý chất thải nguy hại. Bài viết giới thiệu về công nghệ xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp thiêu đốt, sử dụng lò đốt BI 250S
Chất thải nguy hại được thu gom và vận chuyển về trạm xử lý chất thải nguy hại, sau đó được tập trung vào khu vực chờ đốt.

xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt

Chất thải được đổ vào phễu nạp để chuyển rác vào buồng đốt, nhiên liệu dùng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp, nhiên liệu đốt được cấp vào trong lò và duy trì nhiệt độ đốt từ 450 đến 900 độ C. Buồng đốt thứ cấp có nhiệm vụ đốt khí sinh ra từ buồng đốt sơ cấp. Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp được duy trì ở 1200 độ C trong thời gian 2 giây bởi 1 béc đốt luôn được kiểm tra nhờ một bộ đầu dò lắp cố định trong buồng đốt điều khiển sự làm việc của béc đốt nhằm đảm bảo nhiệt độ cháy trong lò ở giá trị mong muốn. Tại đây, các chất ô nhiễm sinh ra từ buồng đốt sơ cấp được xử lý hoàn toàn.
Dòng khí thải và bụi sau khi qua lò đốt thứ cấp, một phần dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và lỏng (dung dịch NaOH), các thành phần khí có tính axit như: HCl, HF, COx, SOx, NOx, bụi... sẽ được loại bỏ khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường.
Tro được đưa qua cửa tháo tro và xả ra ngoài. Sau đó tro được mang đi chôn lấp an toàn.
Bài viết trên tổng quan về xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt. Nếu quý khách có nhu cầu xử lý chất thải rắn, hãy liên hệ ngay cho công ty môi trường Ngọc Lân để được nhận xử lý với giá rẻ nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến