Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Chôn Lấp

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học là phương pháp xử lý chất thải rắn đơn giản và có quy mô nhỏ nhất. Phương pháp này chủ yếu dựa vào sức con người và thời gian chứ không phụ thuộc vào máy móc, công nghệ.

Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Sinh Học

Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Sinh Học
Các loại rác thải rắn hữu cơ, có khả năng phân hủy cao chính là đối tượng phù hợp nhất để áp dụng phương pháp sinh học.
Quá trình xử lý sinh học rác thải rắn dựa vào hoạt động phân huỷ của vi sinh vật nhằm mục đích làm phân huy chất hữu cơ của rác. Song để cho quá trình phân hủy ấy đạt được hiệu quả cao và triệt để nhất (tới các sản phẩm cuối cùng), thì cần phải tạo nên các điều kiện tối ưu nhất cho những vi sinh vật tham gia phân huỷ.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Rắn Bằng Phương Pháp Sinh Học
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để xử lý chất thải bằng cơ chế sinh học, đó là ủ đống và chôn lấp.
Phương pháp ủ đống
Ủ đống là một trong những hình thức xử lý được xem là đơn giản nhất và với quy mô nhỏ nhất.
Với hình thức này thì rác được ủ thành đống hoặc luống, nổi trên mặt đất hoặc là chìm dưới hố, hoặc nửa nổi nửa chìm. Đống ủ rác thải có thể được trát kín bằng bùn.
Trong suốt quá trình ủ, oxy sẽ được tiêu thụ dần cho đến hết, và điều kiện chuyển từ hiếu khí sang kị khí; nhiệt độ có thể tăng lên tới khoảng 60-70 độ C. Nếu đống ủ không được trát kín, nó cũng có thể sẽ được đảo xới định kỳ để được cung cấp oxy vào bên trong.

Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

Phương pháp ủ đồng

Hình thức ủ đống có thể được áp dụng không những với các loại rác thải sinh hoạt mà còn với rác thải sản xuất của làng nghề, những loại giàu tinh bột (chế biến sắn, làm bún, miến, v.v…), với phế thải công nghiệp như là: công nghiệp đường (bã thân cây mía), công nghiệp cà phê (vỏ hạt cà phê), công nghiệp giấy (phế liệu từ thực vật), phế thải nông nghiệp (rơm, rạ) và các loại phế thải chăn nuôi (phân và nước tiểu gia súc và gia cầm).
Thời gian ủ dài hay ngắn của quá trình là tuỳ thuộc vào quy mô đống ủ, tuỳ nguyên liệu ủ và điều kiện hiếu khí hay kị khí. Cũng có thể kết hợp một giai đoạn hiếu khí với một giai đoạn kị khí.

Phương pháp chôn lấp

Chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có phủ đất lên trên. Chất thải rắn ở trong bãi chôn lấp bị phân hủy sinh học, nhằm tạo thành các sản phẩm như axit hữu cơ, các hợp chất nitơ, amôn và một số các loại khí như CO2, CH4.

Phương pháp chôn lấp

Trải những lớp rác dầy 40- 80 cm lên mặt đất, rồi sau đó đầm nén nó để nhằm thu nhỏ khối lượng và tiếp tục trải những lớp khác lên. Khi lớp rác dầy khoảng 2- 2,2 m thì phủ một lớp đất dầy từ 10- 60 cm lên trên rồi lại đầm nén. Cứ như thế với độ cao là 15m. Một lớp hoàn chỉnh như vậy được gọi là ô rác. Thông thường một con đập bằng đất được làm để rác đổ xuống tì vào và để có thể dễ dàng đầm nén rác sau đó. Nếu những bãi vận hành liên tục thì cứ sau 24 tiếng vận hành lại cần phủ đất.
Ô chôn lấp cần phải được đặt ở những nơi có lớp đất đá tự nhiên đồng nhất, với hệ số thấm ≤ 1.10-7cm/s, và phải có chiều dày tối thiểu 6m.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học chỉ phù hợp với những rác thải rắn có khả năng phân hủy và quy mô xử lý nhỏ.
Với những loại rác thải rắn chưa xác định, bạn nên tìm đến những dịch vụ xử lý chất thải rắn chuyên nghiệp như  để có phương án xử lý tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến